Nghệ An: Người dân miền núi ‘trồng’ rơm cho trâu bò trong những ngày mưa gió

Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn trâu bò trong mùa mưa, người dân miền núi đã học cách “trồng” cây rơm.

700_stamp_1

Ông Vi Văn Bình bản Khe Rạn, xã Bồng Khê đang chăm sóc đàn trâu trong những ngày mưa, bão

Ngày thường, người dân ở bản Khe Rạn xã Bồng Khê (Nghệ An) chăn thả trâu, bò cách nhà 1-2 cây số. Những ngày mưa lũ này, trâu, bò đã được người dân nhốt ở nhà và cho ăn thức ăn dự phòng như rơm, cỏ voi, chuối…

Ông Vi Văn Bình ở bản Khe Rạn cho hay: “Gia đình nuôi 4 con trâu, bình thường trâu phải đi chăn thả cách nhà 1 – 2 cây số, mấy hôm nay trâu được nhốt ở nhà. Những người nông dân như chúng tôi con trâu là gia sản lớn của gia đình nên bảo vệ nó thì cũng như bảo vệ con con người vậy. Trâu nhốt ở nhà nhưng cũng đã có nguồn thức ăn dự trữ để cho trâu ăn những ngày này chứ không như trước đây”.

700_stamp_1 (1)

Khác với trước đây, hiện nay người dân đã trồng nhiều cỏ voi để tạo thức ăn cho trâu, bò những ngày mưa gió

Còn Chị Lô Thị Mùi cũng ở bản Khe Rạn cho biết: “Ngày trước mình không biết dùng rơm để dành cho trâu ăn như bây giờ đâu. Trâu lại được thả ăn trên núi, nên chúng thường bị lạnh, bị đói, không chịu nổi lăn ra chết. Nhờ cán bộ tới nhà hướng dẫn, mình xây chuồng kiên cố, rồi đập lúa, lấy rơm rạ làm thức ăn cho trâu. Giờ có dư rơm khô trong mùa mưa này nên tui không lo trâu chết đói nữa”.

Không những thế, chị Mùi còn là thành viên tích cực hướng dẫn bà con nông dân xung quanh làm theo. Vì thế ở bản Khe Rạn này nhà nào chăn nuôi trâu, bò cũng có cây rơm to để dành làm thức ăn cho gia súc.

Ông Lương Văn Năm – Phó Chủ tịch UBND xã Bồng Khê cho biết: Trước đây bà con thường chăn nuôi theo kiểu thả rông quanh năm, nhốt chuồng không có mái che, thức ăn thì dựa vào nguồn cỏ mọc tự nhiên trên rừng, đồi. Cứ đến mùa mưa, lạnh là trâu, bò ở xã ít nhiều bị chết.

700_stamp_1 (2)

Rơm giờ đây đã được người dân huyện Con Cuông dự trữ tạo nguồn thức ăn cho trâu, bò trong mùa mưa bão

Nhờ mô hình thu gom rơm rạ dự trữ làm nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong mùa mưa được triển khai 5 năm nay đã hạn chế được tình trạng trâu, bò chết đói trong mùa mưa. Thời gian đầu bà con chưa chịu lắng nghe, nhờ cán bộ phụ nữ huyện phối hợp với chính quyền xã, các hội đoàn thể vận động, giải thích, bà con đã hiểu ý nghĩa của việc dự trữ nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Nhờ vậy, đến nay các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã chủ động dự trữ rơm khô tạo nguồn thức ăn cho trâu, bò.

Không chỉ ở xã Bồng Khê mà mô hình cũng đã được triển khai tại hầu hết 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Con Cuông. Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Con Cuông, đến thời điểm này có gần 75% hộ chăn nuôi trâu, bò trong huyện đã “trồng” cây rơm, có gia đình dự trữ 2 – 3 cây rơm. Hiện tại, tổng đàn gia súc trong toàn huyện Con Cuông là 35.000 con, trong đó, đàn trâu 18.000 con và bò 17.000 con./.

Nguồn: Báo Nghệ An

Tin liên quan

Đại hội Công đoàn Cơ sở thành viên Trung tâm giống...

09/03/2023 Quang cảnh Đại hội Trong không khí ấm áp của mùa xuân, dịp kỷ niệm 113 năm ngày quốc tế Phụ nữ, sáng ngày...

Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương tổng kết công...

Sáng 04/01/2023, Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và kế hoạch nhiệm vụ...

THÔNG BÁO: Lịch khai giảng lớp đào tạo KỸ THUẬT...

– Ngày khai giảng: Thứ năm ngày 20 tháng 5 năm 2021 – Thời gian học: 21 ngày liên tục (học cả thứ 7 & Chủ nhật). – Giảng...

Đến với VINALICA bạn sẽ có con giống tốt nhất Bỏ qua