Kết quả lai tạo Bò thịt cao sản ở Việt Nam

Đàn bò Vàng Việt Nam có ưu điểm chịu kham khổ, thích ứng với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và có khả năng chống chịu bệnh tốt. Song nhược điểm là tầm vóc nhỏ, sức sản xuất thấp, sản xuất thịt kém. Chính vì vậy ở Việt Nam chưa có ngành chăn nuôi bò thịt. Thịt bò lưu thông trên thị trường phần lớn là thịt bò phế canh, thải loại. Một số lượng thịt bò chất lượng cao bán trong các siêu thị lớn hoặc dùng trong các khách sạn cao cấp là thịt bò nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới. Do đó để cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất của chúng cần sử dụng các biện pháp lai tạo với các giống bò ngoại thuần chủng cao sản chuyên thịt, chuyên sữa nhằm nâng cao tỷ lệ máu lai cao sản.

Lịch sử quá trình Sind hoá được ghi nhận vào năm 1920, bò Red Sindhi nhập vào Việt Nam thông qua người Pháp. Quá trình lai tạo tự phát thành nhóm bò lai Sind. Năm 1960-1970, Viện Chăn nuôi tiến hành đánh giá khoa học đàn bò lai Sind, khởi xướng chương trình “Sind hóa” bò địa phương.

Để thực thi chủ trương này, năm 1970 Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện đề nghị Cu Ba viện trợ cho ta Trung tâm tinh đông viên Moncada (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội) nay là Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada thuộc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương với đầy đủ thiết bị làm tinh viên đông lạnh và nhiều bò đực các giống để ta lai tạo cải tiến đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Năm 1975, Cu Ba tiếp tục viện trợ cho ta 225 bò Zebu Cu Ba nuôi tại Nông trường Phú Mãn (Hà Tây nay là Hà Nội) nhằm đẩy nhanh tốc độ cải tiến đàn bò Vàng.

Năm 1985 và 1987, Chính phủ lại cho phép Công ty Trâu Bò sữa và Sữa sử dụng tiền viện trợ của Mông Cổ để nhập 179 bò Red Sindhi (trong đó có 30 bò đực) và 21 bò Sahiwal (có 5 bò đực) từ Pakistan nuôi tại Nông trường Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ và Trung tâm tinh đông viên Moncada để tăng cường công tác cải tiến đàn bò. Các trạm thụ tinh nhân tạo vùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh (Nghệ An), Thanh Ninh (Thanh Hoá), Từ Sơn (Bắc Ninh)… đã phát triển công tác thụ tinh nhân tạo bò ra 26 tỉnh thành phố. Nhưng khi cơ chế quản lý kinh tế thay đổi công tác này bị chững lại.

Khi có dự án khuyến nông cải tạo đàn bò thuộc dự án phục hồi nông nghiệp 1995-1998 do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ cho công tác thụ tinh nhân tạo và phối tự nhiên cho bò, công tác cải tiến đàn bò mới được khôi phục. Kết quả của dự án đã góp phần tăng đàn bò lai Sind lên 25% tổng đàn trong cả nước.

Đặc biệt là từ 2001, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thành lập Công ty Kỹ thuật Truyền giống gia súc Trung ương (Nay là Trung tâm Giống gia súc lớn TW) trực thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia. Dưới sự chỉ đạo, tạo điều kiện của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Trung tâm tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác cải tiến đàn bò, lai tạo phát triển đàn bò thịt. Nhập mới thiết bị và công nghệ sản xuất tinh cọng rạ hiện đại của Cộng hoà Liên Bang Đức và Nhật Bản. Nhập bổ sung nhiều giống bò cao sản để sản xuất tinh bò đông lạnh nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành trong thụ tinh nhân tạo bò, đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn bò thịt chất lượng cao. Do vậy đã góp phần đẩy nhanh công tác cải tạo giống bò trong cả nước lên một tầm cao mới.

Kết quả hàng chục năm thực hiện chương trình Sind hoá đàn bò cho thấy, bò lai Sind có năng suất thịt tinh 90-100kg/con, gấp gần 2 lần so với bò Vàng (bảng 1), trong khi vẫn sinh sản tốt và dễ nuôi (thích nghi với khí hậu nóng ẩm Việt Nam). Đến năm 2003 bò lai Sind chiếm khoảng 30% tổng đàn. Đàn cái nền lai Sind là nguyên liệu quý cho lai tạo bò sữa (từ 1985) và lai tạo bò thịt gần đây.

Bảng 1. Chỉ tiêu sản xuất của bò Vàng và bò Lai Sind

Chỉ tiêu

ĐVT

Bò vàng

Bò lai Sind

Đực

Cái

Đực

Cái

Khối lượng sơ sinh

kg

14

12

16

14

Khối lượng 6 tháng

kg

85

65

95

90

Khối lượng 12 tháng

kg

100

80

160

150

Khối lượng 24 tháng

kg

175

150

280

230

Khối lượng trưởng thành

kg

250

180

320

250

Tỷ lệ thịt xẻ

%

44

43

48

46

Tỷ lệ thịt tinh

%

33

32

37

36

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Nghiên cứu lai kinh tế bò thịt với các giống bò thịt cao sản (Brahman, Droughmaster, Red Angus, Charolais, Limousine, Hereford, Simental …) đã được tiến hành từ nhiều năm nay nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt của đàn bò Việt Nam. Từ năm 1975 đã bắt đầu có công trình nghiên cứu lai tạo giống giữa bò chuyên dụng thịt (Charolais, Santa Gertrudis, và Limousine) với bò lai Sind với những kết quả ấn tượng về khả năng sinh trưởng, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của con lai chuyên thịt trong đó con lai F1 Charolais x Lai Sind có thể đạt tỷ lệ thịt xẻ 52% và tỷ lệ thịt tinh 44%, cao hơn đáng kể so với bò địa phương và bò lai Sind .

Từ năm 2000 đến nay, con lai giữa bò lai Sind với bò đực giống chuyên thịt Brahman, Drought Master, Red Angus, Charolais … đã được lai tạo và nghiên cứu tại Vĩnh Phúc, Đăk Lăk, Bình Định và Bình Dương. Ngoài ra, nhiều tỉnh thành trong cả nước cũng tiến hành lai tạo giống bò thịt cao sản thông qua các dự án của địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phú Yên, Đăk Lăk … Tất cả các nghiên cứu ở các vùng khác nhau đều nhằm mục đích chọn cặp bò lai thích hợp trong điều kiện chăn nuôi của nước ta.

Bảng 2. Chỉ tiêu sản xuất của bò lai F1 Brahman, F2 Brahman, F1 Droughmaster và F1 Red Angus

Chỉ tiêu

ĐVT

F1 Brahman

F2 Brahman

F1 Droughmaster

F1 Red Angus

KL sơ sinh

kg

21

23

25

25

KL 6 tháng

kg

85

100

125

130

KL 12 tháng

kg

125

170

210

220

KL 18 tháng

kg

210

240

270

290

KL 24 tháng

kg

260

300

330

370

Tỷ lệ thịt xẻ

%

49

51

53

56

Tỷ lệ thịt tinh

%

38

40

42

44

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Kết luận ban đầu về lai kinh tế bò thịt cho thấy, bò mẹ lai Sind mang thai và sinh bê lai bình thường. Tất cả các cặp bò đã lai đều có ưu thế lai. Tất cả các con lai F1 đều dễ nuôi, ít bệnh tật trong điều kiện nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng ở Việt Nam. Tăng trưởng của bê lai F1 cao hơn bê lai Sind 16- 45%, phụ thuộc vào dinh dưỡng cho bò mẹ và bê con. Bê đực lai F1 giống thịt sau khi vỗ béo có tỷ lệ thịt xẻ (50-51%) và tỷ lệ thịt tinh (41-43%), do vậy khối lượng thịt tinh đạt từ 155-194kg, cao hơn 3-4 lần so với bò địa phương.

Đặc biệt, bê lai F1 Brahman, F2 Brahman, F1 Droughtmaster, F1 Red Angus thích hợp cho các phương thức chăn nuôi ở Việt Nam. Việc phát triển chăn nuôi bê lai Brahman đã có những bước tiến bộ đáng kể, bò đực giống Brahman hiện đã thay thế hoàn toàn bò đực Sind trong công tác Zebu hóa đàn bò Việt Nam. Đồng thời, các bò đực giống Droughtmaster, Red Angus cũng đang được người chăn nuôi rất ưa chuộng trong công tác lai tạo bò giống do con lai F1 có ngoại hình đẹp, khả năng sinh trưởng phát triển và khả năng cho thịt cao, phù hợp với thị hiếu của người chăn nuôi.

Hình 1. Công thức lai tạo bò thịt cao sản ở Việt Nam


Tin liên quan

Hội nghị khoa học công nghệ cấp cơ sở năm 2020...

Ngày 1/10/2020, Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương - Viện Chăn nuôi tổ chức Hội nghị Khoa học cấp cơ sở năm 2020 tại...

Vì sao bò không động dục?

Bò đã phối giống đậu thai thì không động dục (lên giống) không đậu thai cũng không lên giống, nguyên nhân và biện pháp...

Chế biến thân lá ngô làm thức ăn cho trâu bò

Thân lá ngô khi còn xanh có thể cho trâu bò ăn ngay, song thường khi thu hoạch thì ta có một lượng nhiều nên trâu bò không...

Đến với VINALICA bạn sẽ có con giống tốt nhất Bỏ qua